Thực tế cho thấy, dưới tác động của môi trường thì kim loại bị ăn mòn (xâm thực) trong không khí trong đất hay các vùng ngập nước khác nhau. Làm cho tuổi thọ của các công trình xuống cấp trầm trọng, nhất là các điểm rỉ làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu, tuổi thọ công trình. Ở nước ta, chi phí để bảo vệ ban đầu cho việc ngăn chặn các tác nhân gây ăn mòn thường rất thấp nhưng ngược lại việc nâng cấp và bảo dưỡng ăn mòn lại rất cao. Đây được xem như là vấn đề cần giải quyết mà mọi người, mọi gia đình nên lưu ý.

Hiện tượng và nguyên nhân gây nên quá trình ăn mòn :

1.Khái niệm : Ăn mòn là quá trình phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường (M → Mn+ + ne)

2.Phân loại :

  • Ăn mòn hóa học : Là quá trình oxi hóa – Khử, trong đó thì kim loại phản ứng trực tiếp với các chất oxi hóa trong môi trường và không có xuất hiện dòng điện. Ăn mòn thường xảy ra ở các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khí oxi và hơi nước.
  • Ăn mòn điện hóa : Ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác động của dung dịch chất điện li và có sự xuất hiện dòng điện

Phương án chống ăn mòn kim loại

Có 2 phương án chống ăn mòn kim loại được sử dụng phổ biến thường được sử dụng :

1.Phương pháp bảo vệ bề mặt : Phương án bảo vệ bề mặt khá đơn giản với việc phủ lên bề mặt lớp sơn, chất dẻo hoặc trám và mạ bằng một loại kim loại khác (nếu lớp bảo vệ bị hư, tróc kim loại phía trong sẽ bị ăn mòn.

Ví dụ minh họa : Để bảo vệ phần mái tôn dưới sự ăn mòn của điều kiện thời tiết nắng nóng. Người ta sử dụng phương án bảo vệ bề mặt và phủ lên một lớp sơn như một lớp bảo vệ giúp tuổi thọ của phần tôn lợp cao hơn chống chọi với các điều kiện thời tiết tốt hơn.

Xem thêm phương án sử dụng vật liệu chống ăn mòn thông dụng từ tấm lợp kháng hóa chất

2.Phương pháp điện hóa : Phương pháp bảo vệ điện hóa là dùng 1 loại kim loại có tính khử mạnh hơn làm vật hy sinh để bảo vệ vật liệu kim loại . Vật hy sinh và kim loại cần bảo vệ hình thành một pin điện, trong đó vật hi sinh đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn.

Ví dụ minh họa : Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta gắn chặt những tấm kẽm vào phần vỏ tàu bị ngâm trong nước biển. Bởi khi gắn kẽm lên bề mặt thép sẽ hình thành 1 pin điện, phần thép của vỏ tàu là cực dương và kẽm là cực âm và cuối cùng kẽm là vật hi sinh và bị ăn mòn.

CÁC BÀI VIẾT MỚI :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *